Study LaTex

Học Latex dành cho người mới bắt đầu

ads

Bài 1. Các đối tượng trong vẽ TikZ cần nắm

Latex không những dùng để lập trình ra văn bản mà chúng ta còn có thể sử dụng các gói lệnh để vẽ ra những hình ảnh theo mong muốn. Một trong những gói đó là TikZ và để có thể tự vẽ được đòi hỏi chúng ta nắm một số lệnh một số đối tượng như điểm, đoạn thẳng, hình chữ nhật, hình tròn, elip,... sau đây ta sẽ tìm hiểu chi tiết cách vẽ các đối tượng đó theo hướng dẫn bên dưới.

Vẽ điểm

Cấu trúc 1: \coordinate (tên điểm) at (tọa độ của điểm)

→ Ví dụ: Khi ta vẽ điểm A(1,3) thì khai báo như sau \coordinate (A) at (3,1);

Cấu trúc 2: \coordinate[Thuộc tính] (tên điểm) at (tọa độ của điểm)

→ Ví dụ: Khi ta vẽ điểm A(1,3) thì khai báo như sau \coordinate[label=$A$] (A) at (3,1);

\documentclass{standalone}
\usepackage{tikz}
\begin{document}
  \begin{tikzpicture}
    \coordinate (A) at (0,0);
    \coordinate (B) at (5,0);
    \coordinate (C) at (1,3);
    \fill (A) circle (0.04) (B) circle (0.04) (C) circle (0.04);
    \draw (A)node[left]{$A(0,0)$} (B)node[right]{$B(5,0)$} 
    (C)node[above]{$C(1,3)$};
  \end{tikzpicture}
\end{document}
Dong code Ý nghĩa
\coordinate (A) at (0,0); Định nghĩa điểm A(0,0)
\coordinate (B) at (5,0); Định nghĩa điểm B(5,0)
\coordinate (C) at (1,3); Định nghĩa điểm C(1,3)
\fill (A) circle (0.04) (B) circle (0.04) (C) circle (0.04); Vẽ các dấu chấm tại điểm A, B, C
\draw (A)node[left]{$A(0,0)$} (B)node[right]{$B(5,0)$} (C)node[above]{$C(1,3)$}; Vẽ và hiển thị tên điểm A, B, C

Lưu ý:
▪ Ở đây có thêm khái niệm Node nó giống như điểm, node thì có nhãn hiển thị còn điểm thì không hiển thị nhãn được. Vì thế ta thường dùng Node để hiển thị tên cho điểm.
▪ Để chỉnh vị trí cho nhãn ta dùng: left(bên trái), right(bên phải), below(ở dưới), above(ở trên).

Vẽ đoạn thẳng

Trong vẽ đường chúng ta làm việc với một số đường sau:

\draw: Vẽ một đường theo các điểm

➟ Ví dụ: Dùng lệnh \draw vẽ qua 3 điểm A, B, C

Dòng code Ý nghĩa
\documentclass{standalone}
\usepackage{tikz}
\begin{document}
    \begin{tikzpicture}
        \coordinate (A) at (0,0);
        \coordinate (B) at (5,0);
        \coordinate (C) at (1,3);
     	\draw (A)--(B)--(C);
    \end{tikzpicture}
\end{document}

➞ Lưu ý: Nếu chúng ta dùng lệnh \draw (A)--(B)--(C)--cycle; thì chúng ta sẽ tạo thành một đường khép kính ABC

\fill: Tô màu toàn bộ miền được vẽ khép kín qua các điểm, nếu không được khép kín thì lệnh tự vẽ đường khép kín bằng cách lấy điểm đầu và điểm cuối của hình vẽ

➟ Ví dụ: Dùng lệnh \fill vẽ qua 3 điểm A, B, C

Dòng code Ý nghĩa
\documentclass{standalone}
\usepackage{tikz}
\begin{document}
    \begin{tikzpicture}
        \coordinate (A) at (0,0);
        \coordinate (B) at (5,0);
        \coordinate (C) at (1,3);
     	\fill (A)--(B)--(C);
    \end{tikzpicture}
\end{document}

\shade: Giống như tô màu nền, nhưng màu sẽ thay đổi từ đậm đến nhạt

➟ Ví dụ: Dùng lệnh \shade vẽ qua 3 điểm A, B, C

Dòng code Ý nghĩa
\documentclass{standalone}
\usepackage{tikz}
\begin{document}
    \begin{tikzpicture}
        \coordinate (A) at (0,0);
        \coordinate (B) at (5,0);
        \coordinate (C) at (1,3);
     	\shade (A)--(B)--(C);
    \end{tikzpicture}
\end{document}

\clip: Cắt xén lấy một phần của đường

Vẽ hình chữ nhật, hình vuông
\documentclass{standalone}
\usepackage{tikz}
\begin{document}
  \begin{tikzpicture}
  	\draw [dashed, red] (0,0) rectangle (3,1.5);
  \end{tikzpicture}
\end{document}
Dòng code Ý nghĩa
\draw [dashed, red] (0,0) rectangle (3,1.5); Dùng để vẽ hình vuông
rectangle: hình vuông:
dashed: là đường đứt nét
red: màu của đường
(0,0) Hình vuông được vẽ bắt đầu từ điểm (0,0)
rectangle (3,1.5) 3: Chiều rộng của hình
1,5: là chiều cao của hình
Vẽ đường tròn
\documentclass{standalone}
\usepackage{tikz}
\begin{document}
	\begin{tikzpicture}
		\draw [dashed, red] (0,0) circle (1.5cm);
	\end{tikzpicture}
\end{document}
Dòng code Ý nghĩa
\draw [dashed, red] (0,0) circle (1.5cm); Dùng để vẽ hình tròn
circle: hình tròn:
dashed: là đường đứt nét
red: màu của đường
(0,0) Tâm (0,0)
circle (1.5cm) Bán kính đường tròn 1.5cm
Vẽ Elip

Cấu trúc: \draw [thuộc tính] (tâm của elip) ellipse (trục lớn and trục bé);

\documentclass{standalone}
\usepackage{tikz}
\begin{document}
	\begin{tikzpicture}
		\draw [thick,red] (0,0) ellipse (2.5cm and 1.5cm);
	\end{tikzpicture}
\end{document}
Dòng code Ý nghĩa
\draw [thick,red] (0,0) ellipse (2.5cm and 1.5cm); Dùng để vẽ hình elip
ellipse: hình elip:
thick: là đường liền
red: màu của đường
(0,0) Tâm elip là (0,0)
ellipse (2.5cm and 1.5cm) 2.5em: độ dài trục lớn và 1.5cm: độ dài trục bé
Vẽ góc
\documentclass{standalone}
\usepackage{tikz}
\usetikzlibrary{angles}
\begin{document}
	\begin{tikzpicture}
		\coordinate (A) at (0,0);
		\coordinate (B) at (5,0);
		\coordinate (C) at (1,3);
		\fill (A) circle (0.04) (B) circle (0.04) (C) circle (0.04);
		\draw (A)node[left]{$A(0,0)$} (B)node[right]{$B(5,0)$} 
		(C)node[above]{$C(1,3)$};
		\draw (A)--(B)--(C)--cycle;
		\draw pic[draw]{angle = C--B--A};
		\draw pic[draw]{angle = B--A--C};
		\draw pic[draw]{angle = A--C--B};
	\end{tikzpicture}
\end{document}
  
Dòng code Ý nghĩa
\coordinate (A) at (0,0); Định nghĩa điểm A(0,0)
\coordinate (B) at (5,0); Định nghĩa điểm B(5,0)
\coordinate (C) at (1,3); Định nghĩa điểm C(1,3)
\fill (A) circle (0.04) (B) circle (0.04) (C) circle (0.04); Vẽ dấu chấm tại điểm A, B, C
\draw (A)node[left]{$A(0,0)$} (B)node[right]{$B(5,0)$} (C)node[above]{$C(1,3)$}; Hiển thị nhãn của điểm A, B, C
\draw (A)--(B)--(C)--cycle; Vẽ đường khép kính tạo thành tam giác ABC
\draw pic[draw]{angle = C--B--A}; Vẽ góc \(\widehat{CBA}\)
\draw pic[draw]{angle = B--A--C}; Vẽ góc \(\widehat{BAC}\)
\draw pic[draw]{angle = A--C--B}; Vẽ góc \(\widehat{ACB}\)

◈ Lưu ý: Phải khai báo thư viện \usetikzlibrary{angles} thì lệnh pic vẽ góc mới chạy được.

Vẽ cung

Để vẽ cung tròn ta dùng arc, bán kinh R, kéo từ góc 1 đến góc 2 theo cấu trúc:

\draw [thuộc tính] (tâm) arc [radius= R,start angle= góc 1,end angle= góc 2];

Ví dụ: \draw (6,0) arc [radius=3cm, start angle=45, end angle= 150]; → Vẽ cung tâm (6,0), bán kính R = 3cm, góc bắt đầu 45 và góc kết thúc là 150

\documentclass{standalone}
\usepackage{tikz}
\begin{document}
	\begin{tikzpicture}
		\draw (0,0) arc [radius=3cm, start angle=0, end angle= 90];
	\end{tikzpicture}
\end{document}
Dòng code Ý nghĩa
\draw (0,0) arc [radius=3cm, start angle=0, end angle= 90]; Dùng để vẽ cung tròn arc:
(0,0) Điểm bắt đầu vẽ cung
radius=3cm bán kính đường tròn
start angle=0 Góc bắt đầu cung là 0/th>
end angle=90 Góc kết thúc cung là 90/th>
Vẽ mũi tên
\documentclass{standalone}
\usepackage{tikz}
\begin{document}
	\begin{tikzpicture}
		\draw [->] (0,3)--(5,3);
		\draw [<-] (0,2)--(5,2);
		\draw [|->] (0,1)--(5,1);
		\draw[<->>] (0,0)--(5,0);
	\end{tikzpicture}
\end{document}
Dòng code Ý nghĩa
\draw [->] (0,3)--(5,3);

\draw [<-] (0,2)--(5,2);

\draw [|->] (0,1)--(5,1);

\draw[<->>] (0,0)--(5,0);
Vẽ lưới tọa độ

Hiển thị lưới tọa độ chúng ta có 3 chế độ hiển thị: thin, dashed và help lines.

\documentclass{standalone}
\usepackage{tikz}
\begin{document}
	\begin{tikzpicture}
		\draw[thin] (0,0) grid (8,4);
	\end{tikzpicture}
\end{document}
Dòng code Ý nghĩa
\draw[thin] (0,0) grid (8,4);
\draw[dashed] (0,0) grid (8,4);
\draw[help lines] (0,0) grid (8,4);

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét